- SN 11, ngõ118B Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Những đôi giày nữ xuất hiện trong thơ ca tự bao giờ!. Những đôi giày nữ đôi khi là cây cầu kết nối mối quan hệ giữa người với người lại gần nhau hơn. Ngoài tác dụng bảo vệ đôi chân mềm yếu của người phụ nữ, giày còn tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho phái đẹp.
Đôi giày nữ đầu tiên xuất hiện từ rất lâu rồi, trong sử sách không có ghi chép lại. Mấy bạn trẻ thời nay chỉ hay kể cho nhau nghe những câu chuyện cổ tích gắn liền với những đôi giày nữ xinh đẹp. Chuyện Cô bé Lọ Lem đem tới cho các chị em một nguồn cảm hứng mới về đôi cao gót lộng lẫy và duyên dáng. Nàng Lọ Lem là một cô gái chăm chỉ và hiền dịu. Nàng sống với mẹ kế của bố và 2 chị gái con mẹ kế. Vốn tính thật thà và lương thiện, nàng Lọ Lem hay bị mẹ kế và các chị bắt nạt, kể cả câu chuyện nàng được Cô Tiên tặng đôi giày cao gót xinh đẹp. Trải qua những thử thách khắc nghiệt, nàng Lọ Lem lấy được chàng hoàng tử nhờ đôi giày cao gót lộng lẫy kia. Đôi giày cao gót đó là món quà xứng đáng mà nàng Lọ Lem nhận được.
Đó cũng là chân lý về sự lương thiện luôn là cái đẹp nhất, những điều xấu, không hay sẽ không thể thay thế hay làm lu mờ được. Lấy từ nguồn cảm hứng đôi giày cao gót lóng lánh nhiều viên ngọc bích xinh xắn mà Lọ Lem đeo trong buổi dạ hội, nhiều nhà thiết kế đã tạo ra những mẫu giày cao gót mang đậm hình mẫu duyên dáng và nét tinh khôi, để ai đeo vào cũng quyễn rũ như nàng Lọ Lem ngày nào.
Chuyện cổ tích về đôi hài búp bê mà nàng tiên cá mang trong buổi khiêu vũ với chàng hoàng tử cũng làm rung động trái tim của bao nhiêu cô nàng thời nay. Nàng tiên cá bất chấp những vết kim xuyên qua đôi bàn chân nhỏ dưới mỗi bước chân mà để được trở thành người nàng đã tự đánh đổi nỗi đau đớn ấy. Chúng ta rất cảm động với tình yêu cao thượng của nàng, đức hy sinh của một người con gái cho người mình yêu.
Nhiều tác giả lớn trong giới thời trang hiện nay thiết kế trang phục và những đôi giày búp bê giống với hình mẫu của nàng tiên cá.
Lại nhắc tới Cô bế bán diêm của nhà văn Andersen người Đan Mạch sáng tác, đã đánh động và sự chân quý những đôi giày mình được đeo. Cô bé bán diêm đã ước những điều ước đêm giao thừa, cái đêm mà mọi người về nhà quây quần bên nhau cùng đón năm mói thì cô bé phải đi bán diêm, và nàng đã ước tới đôi giày ấm. Cô bé đi chân đất giữa trời băng tuyết dày lạnh thấu xương, không có một đôi giày mỏng để đi. Hình ảnh đó làm ta chân quý những đôi giày mà mình đang được đi ngày hôm nay. Rất nhiều người không có giày dép để đi, vẫn còn đang đói rét ngoài kia.
Những đôi giày nữ trong những câu chuyện cổ tích để lại trong mỗi người nhiều nguồn cảm hứng. Đôi giày trong chuyện cổ tích xuất hiện mang theo những thông điệp kèm theo đó là lòng nhân hậu, sự lương thiện, bao dung và thuần hậu của người phụ nữ. Đôi giày nữ càng làm tôn thêm những vẻ quyễn rũ, và sâu lắng trong tâm hồn của phái đẹp.
Có những đôi giày nữ đẹp đi cùng năm tháng in dấu trong thi ca. Những đôi giày mà các bà mẹ tự tay thêu cho con trong thời chiến. Những cô gái mở đường sử dụng những đôi dép cao su bền chắc để băng qua đôi núi, vượt đèo, vượt suối. Những đôi giày vá tạm, cùng những kỷ niệm một thời bom đạn đã đi vào thơ ca ngày ấy. Giày dép cao su mà Cụ Hồ đeo, làm chúng ta thêm yêu những ngọn đồi cao su sừng sững, đã tạo nên những đôi giày bền vào đẹp. Trải qua bao nhiêu gió sương mà những đôi giày đó vẫn chắc chắn như ý chí kiên cường bất khuất của những người con gái thời bấy giờ.
Trong truyền thống ngày trước của một số nơi, có tục lệ kén chồng bằng giày. Một cô gái đến tuổi lấy chồng, sẽ tự tay thêu một đôi giày, rồi tới ngày kén chồng, thanh niên trai nào đi vừa đôi giày đó sẽ được cô gái đó lấy làm chồng. Bởi mọi người hay quan niệm, người con trai đi vừa đôi giày mà nàng đó thêu, cũng là người mà nàng có thể tin tưởng, yêu thương và giữ được bên nhau trọn đời. Những tục lệ đẹp ấy, đã và đang làm giàu có nét văn hóa về giày dép của chúng ta ngày nay.
Những năm gần đây, có những nhà máy sản xuất giày nữ bằng máy móc hiện đại, cho ra những sản phẩm giày bằng cao su và các chất liệu công nghiệp với quy mô lớn. Những ở những vùng quê, những cô gái tự tay thêu giày cho riêng mình và thêu giày để tặng bạn bè, người thân. Đó là một món quà cực kỳ ý nghĩa và mang đậm nét tình nghĩa trong đó.
Trong thơ ca ngày nay, giày nữ càng trở thành một nét văn hóa tôn vinh phái đẹp. Sẵn có những vốn liếng của cha ông hun đúc từ ngàn xưa, nét đẹp trong văn hóa của giày dép ngày càng được khẳng định và lớn mạnh hơn. Những người phụ nữ thời nay, thường tự tạo cho mình những điểm nhấn thời trang riêng, những đôi giày nữ gắn liền với những trang phục riêng. Sự phối hợp tinh tế của một đôi giày nữ đi chân với trang phục và các phụ kiện thích hợp, làm các nàng tỏa nắng giữa một khoảng không gian. Không chỉ ăn ngon, mà còn mặc đẹp, đi đẹp, người phụ nữ càng yêu kiều hơn khi biết cách phối hợp màu.
Thường một đôi giày nữ đẹp sẽ mang được những yếu tố trong nội tâm của các nàng đẹp. Với tâm hồn thanh thoát và có nhiều bình an, mỗi bước chân của những người phụ nữ sẽ uyển chuyển và thanh tao hơn khi mang những đôi giày đẹp. Nhấn mạnh vào yếu tố duyên dáng bên trong của mỗi nàng, các nhà thiết kế căn cứ vào đó để tạo ra những mẫu giày phù hợp với mỗi cá nhân, và phong cách của từng người. Điều đó càng làm đôi giày nữ có giá trị hơn.
Giày nữ trong thơ ca ngày nay mang đậm nét trẻ trung và tươi tắn của những người phụ nữ thời hiện đại. Những bài hát, bài thơ, bộ phim chiếu về những đôi giày nữ tinh tế hơn. Những đôi giày nữ trong thơ ca là một nét văn hóa đẹp của một nửa thế giới.
Những câu châm ngôn cửa miệng của mấy cô gái thời nay: "Phụ nữ là phải thật xinh, thật đẹp, và thật quyễn rũ từ đôi giày tới mái tóc và tâm hồn". Cứ như thế, giày nữ ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhu cầu thiết yếu về thẩm mỹ làm đẹp của phái đẹp.
Bình luận